Đồng phục áo khoác gió hiện nay cực kỳ phổ biến, là trang phục không thể thay thế trong các doanh nghiệp, công ty. Áo gió dễ in logo, slogan làm thương hiệu. Giá thành áo gió còn rẻ hơn 1 chiếc áo sơ mi bình thường. Tại sao giá thành rẻ? Các loại vải gió hiện nay chất lượng thế nào? Cùng đồng phục Việt 24h tìm hiểu dưới bài viết nhé.
I. Vải gió là vải gì?
Vải gió là gì? đây là loại vải làm từ PVC hoặc Nylon, nhẹ nhàng ít thấm nước, cản gió rất tốt. Được dùng phổ biến trong ngành may mặc nhất là trong việc sản xuất áo khoác gió mùa đông. Vải thường được dùng làm lớp ngoài cùng của áo bởi các những ưu điểm nổi trội của nó. Có nhiều loại vải khác nhau trên thị trường, dưới đây là các loại cơ bản nhất.
II. Các loại vải gió theo bề mặt vải
II.1 Vải gió lì là gì?
Chất liệu Vải gió lì là gì hay còn gọi là vải trơn. Vải có bề mặt mịn, sợi vải mỏng hơn các loại gió khác và có nhiều màu sắc khác nhau. Chất vải thẳng đứng, dễ di chuyển, cản gió tốt. Ưu điểm chống bụi, cản gió rất tốt. Ngoài ra giá thành cũng phải chăng. Đây cũng là loại vải được các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để may đồng phục. Bởi chất lượng sản phẩm tốt.
Gió trơn may quần áo bảo hộ mùa đông có giá thành khá rẻ nên được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nếu bạn muốn tối ưu chi phí và quan tâm đến độ bền của đồng phục. Thì đây chắc chắn là loại vải bạn nên chọn.
Vải gió lì trên thị trường hiện nay có 2 loại cơ bản đó là gió lì(trơn) mỏng và dày. Giá vải trên các chợ đầu mối như Đồng Xuân, Ninh Hiệp dao động từ 16.000vnđ đến 22.000vnđ tùy số lượng và độ dày.
II.2 Vải gió gân là gì?
Vải gió gân là gì? Vải gân dày hơn vải trơn. Bề mặt vải rất đẹp, cách dệt tinh tế khiến tổng thể chiếc áo khoác khá sang trọng, bền đẹp. Nhìn kỹ sẽ thấy đường vân của sợi dệt ở trên vải. Chất vải trên áo nhìn sang trọng, chống gió, chống thấm nước, ít bám bẩn.
So với gió lì giá thành sẽ nhỉnh hơn đôi chút. Đây cũng là loại vải dùng để may áo khoác, đồng phục được các thương hiệu lớn nhỏ rất ưa chuộng.
II.3 Vải gió trám là gì?
Vải gió trám là gì? Đây loại vải cao cấp nhất khi may áo gió, đồng phục. Bề mặt vải dệt hoa văn. Chất độn sợi tơ tằm thanh lịch tạo hiệu ứng cho vải và tăng khả năng chống gió và bụi. Đồng thời khi mặc tạo được cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của vải là giá thành cao. Và do bề mặt vải dệt bóng nên màu sắc của vải hơi nhạt hơn so với các loại gió khác.
III. Các loại vải gió theo mùa
Cùng đồng phục Việt 24h tìm hiểu thêm các loại vải gió theo mùa là gì?
III.1 Loại vải áo gió cho mùa mưa
1. Vải nylon
Vải nylon là loại vải thường được dùng làm vải may áo gió nhất. Nylon có tính chống nước tốt, phát ra tiếng khi sờ vào vải hay khi chúng tự cọ xát vào nhau.
2. Vải Polyester
Vải polyester thường được làm bằng 100% sợi PE (polyester) hay có sự đan xen giữa sợi PE và nylon. Vải thường được dùng làm vỏ áo khoác, hay lớp lót và chất liệu đệm. Ngoài ra, còn có những chiếc áo khoác ngoài được làm bằng 100% PE.
3. Vải Polyurethane
Vải polyurethane là loại vải có rất nhiều công dụng nên thường được dùng làm vải may áo gió, tạp dề chống nước cho mùa mưa.
III.2 Các loại vải gió áo khoác cho mùa nóng
Thông thường các loại vải may áo gió cho mùa nóng sẽ có độ thoáng mát cao. Vậy hãy cùng xem ngay vải áo gió mùa nóng là gì nhé?
1. Vải cotton
Vải cotton thường được biết đến là vải làm bằng sợi tự nhiên, được ứng dụng cho rất nhiều loại áo. Vì những điểm ưu việt mà vải cotton dùng để may cho hầu hết các trang phục.
2. Vải linen
Vải linen nghe khá xa lạ nhưng thực chất nó là vải lanh, một trong hai loại vải may áo gió mùa nóng. Áo gió làm bằng vải linen không quá phổ biến, chủ yếu là áo khoác mỏng hay áo chống nắng.
III.3 Các loại vải gió áo khoác gió cho mùa đông
Trái với vải may áo gió mùa nóng, vải áo gió mùa đông chủ yếu có đặc điểm giúp giữ ấm, ngăn gió lạnh, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vải gió mùa đông là gì?
1. Vải Mohair là vải gió gì?
Loại vải mohair thường thấy khi hay được làm vải may áo gió hay may cho áo jacket, được làm từ lông dê Angora.
Loại vải này có ưu điểm là bền, dày, giúp giữ ấm tốt. Tuy nhiên vì khá dày nên khá cồng kềnh, giá không quá bình dân.
2. Vải tweed là vải gió gì?
Từ lâu, loại vải này thường được dệt từ các sợi len thô sần nguyên chất. Nhưng hiện nay, với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng mà vải còn được đan với vải mohair hay vải cashmere.
3. Vải len và len pha là vải gió gì?
Loại vải này được đan hay từ những sợi len, thường dùng để làm thành những chiếc áo len lông cừu.
Vải len có ưu điểm đó là thoáng khí, dày nên rất ấm, mềm mại và dễ bảo quản. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là dễ xù và gây tích điện trong mùa đông.
4. Vải tricot là vải gió gì?
Vải tricot thường được biết đến là vải dạ, dùng để làm vải may áo gió cho mùa đông.
IV. Ưu nhược điểm của các loại vải gió là gì?
IV.1 Ưu điểm của các loại vải gió là gì?
Đối với loại vải gió dành cho mùa mưa và mua đông chống gió tốt, chống thấm nước.
Loại vải cho mùa nóng:
Vải cotton có độ thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
Vải nhẹ, mềm, có độ bền tốt.
Vải cotton khá dễ nhuộm màu nên có nhiều màu sắc, kiểu dáng cho bạn lựa chọn.
IV.2 Nhược điểm của các loại vải gió là gì?
Khi mặc loại vải gió mùa đông: bí hơi, form áo đứng không tốt, dễ hỏng.
Bề mặt loại vải mỏng, nhăn không thích hợp để in logo, vì vùng thêu rất dễ bị nhăn. Đây là loại vải không phải là lựa chọn may đồng phục được nhiều người lựa chọn. Chỉ nên dùng gió nhũn may áo khoác, áo phao trần bông vì lớp bông co giãn không làm vải nhăn nhúm hoặc may áo khoác du lịch.
Với loại cho mùa nóng: Vì có tính thấm hút cao nên áo dễ bị lộ vết loang của nước khi đổ mồ hôi. Vải sẽ hút nhiều nước trong khi giặt nên khi giặt bằng tay sẽ khá khó vắt.
V. Áo vải gió là gì? Các mẫu áo gió đẹp nhất năm 2023
Giống như tên gọi, áo gió là loại áo được may để dùng chủ yếu khi đi gió. Áo thường được làm bằng vải gió, giúp chắn được gió, khiến gió không thể luồn vào chúng ta. Ngoài ngăn chặn gió, áo gió còn có thể ngăn bạn khỏi nắng, bụi, mưa,…
Chiếc áo gió không chỉ làm từ nylon mà còn rất nhiều loại vải khác nhau. Hiện nay, mọi thứ đều được đa dạng hóa, các sản phẩm thì dần phong phú hơn.
Áo gió có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như áo gió mùa nắng, mùa mưa, mùa lạnh,… Dưới đây là một số mẫu áo gió phổ biết nhất:
VI. Các loại lót áo gió phổ biến hiện nay
VI.1 Vải lót lưới
Đây là chất liệu lót đồng phục áo gió phổ biến nhất bởi chúng có giá thành rẻ, thoáng khí. Chất liệu này chủ yếu có tác dụng giúp áo dày dặn và đứng dáng hơn. Áo gió lót lưới rất hợp với thời tiết rét tại miền nam, và những ngày rét nhẹ tại bắc.
Lót lưới có một số màu cơ bản: Đen, trắng, begie, xanh, đỏ… Màu lót lưới có thể nhuộm theo yêu cầu.
VI.2 Vải Lót lụa áo gió
Vải lụa dùng để lót áo gió là loại vải có chất lượng bình thường, hầu hết thành phần chính là sợi tổng hợp, có độ bền cao. Áo gió lót lụa thường sẽ có 2 lớp:vải gió và lót lụa. Trong một số trường hợp áo gió lót lụa được thêm lớp bông trần bên trong thành áo gió 3 lớp. Áo gió 3 lớp rất hiệu quả trong việc chống thời tiết rét đậm.
Màu sắc của vải lót lụa rất đa dạng, đáp ứng được tất cả nhu cầu về màu sắc của khách hàng.
VI.3 Vải Lót Nỉ áo gió
Đây là loại vải nỉ chất lượng thấp được dùng làm lót áo gió, với bề mặt mịn, được dệt bằng sợi bông pha sợt tổng họp. Vải nót nỉ có giá thành rẻ nhưng tạo nên sự mềm mại ấm áp cho áo. Áo gió nót nỉ cũng giữ ấm rất hiệu quả.
Các màu sắc cơ bản của vải lót nỉ: Trắng, đen, hồng, xanh đen…
VI.4 Vải lót trần bông
Đây thực chất là 2 loại:vải lụa và bông trần kết hợp và được gia công bán sẵn. Với loại áo gió dùng vải lót trần bông này áo có độ dày đặc trưng, tạo nên nét thẩm mỹ cho áo gió. Áo được thiết kế với 3 lớp nên rất ấm vào những ngày đông giá lạnh. Tuy 3 lớp vải nhưng áo gió lót bông trần cũng rất gọn gàng và chắc chắn.
Màu sắc của lót bông trần phụ thuộc vào màu của vải lụa ngoài, có đủ các màu tương ứng với màu vải chính: đen, trắng, đỏ vàng…
VI. Cách lựa chọn vải may áo khoác gió theo vùng miền
Vì mỗi vùng miền có đặc tính khí hậu khác nhau nên việc sử dụng vải may áo khoác cũng khác nhau.
VI.1 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Bắc
Tại miền Bắc, mùa đông thường rất lạnh, lạnh hơn nhiều so với miền Trung và Nam. Vì vậy, bạn nên dùng vải tricot để may áo gió giữ ấm cho mình.
Ngược lại, mua nóng thì lại khá nực và khô nên khuyến khích may áo bằng loại vải thoáng khí.
VI.2 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Trung
Khí hậu miền Trung được biết đến là cực kỳ khắc nghiệt. Mùa hè thì thường sẽ rất nóng, nhiệt độ có khi đạt >40 độ, nhưng mùa đông thì lại rất lạnh. Vì vậy khuyến khích chọn vải tricot hay vải len để dùng làm vải may áo gió vào mùa đông để giữ ấm.
Vào mùa hè rất nóng nực, tia UV cũng rất nhiều nên bạn hãy chọn các loại vải như polyester, nylon để may áo mùa hè nhé!
VI.3 Chọn may áo gió đồng phục tại Miền Nam
Tại miền Nam, khí hậu thiên về nóng nhiều hơn là lạnh, dù có mùa mưa. Vì vậy, bạn có thể chọn các loại vải may áo gió dùng cho mùa nóng để có thể mặc chống bụi, chống nắng và dùng để mang vào mùa mưa.